Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Tự tịnh kỳ ý

nghĩa là chỉ cho kết quả của hai câu pháp hành “Chư ác mạc tác, Chúng thiện phụng hành". Có nghĩa là khi không làm và không sống trong các ác pháp và thường làm thường sống trong các pháp thiện thì tâm ý của mình tự nó thanh tịnh.

Do mình sống trong các pháp thiện này thì cái ý của mình nó thanh tịnh, chứ không cần phải tu một pháp khác nào cả. Không còn cái đối tượng đối đãi thì thiện ấy mới thật sự là thiện toàn diện. Thiện toàn diện thì tâm ý tự nó thanh tịnh, nên kinh dạy: “Tự tịnh kỳ ý”.

Cái ý của mình nó thanh tịnh là do mình sống trong thiện pháp, toàn thiện, không còn một chút xíu các ác pháp. Còn có ác pháp là còn đối tượng của thiện nên thiện chưa toàn thiện, chưa trọn vẹn thiện thì còn kẹt trong pháp thiện.

Còn bây giờ chúng ta đang giữ thiện, ly ác pháp, nên tâm chưa toàn thiện, tâm chưa toàn thiện thì tâm còn đang kẹt ở giữa cái thiện và ác, vì thế tâm chúng ta chưa thanh tịnh. Đức Phật xác định cho chúng ta hiểu rõ: “Tâm định trên thân, Thân định trên tâm” là hai loại thiền định rõ ràng:

1/ Tâm định (Chư ác mạc tác chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý).

kinh Pháp Cú.

2/ Thân định (Không thở ra thở vào, tâm trú vào thiền định).

Gợi ý